GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NCKH CỦA GIẢNG VIÊN
[GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NCKH CỦA TS. HỒ NHÂN ÁI] COMBATING ILLEGAL, UNREPORTED, AND UNREGULATED FISHING: A VIETNAMESE PERSPECTIVE Nhóm tác giả: TS. Hồ Nhân Ái & TS. Ngô Hữu The International Journal of Marine and Coastal Law Abstract This article discusses Vietnam’s efforts to combat illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing and future possibilities, including an analysis of the various drivers and causes of IUU fishing in the country. While Vietnam’s efforts and determination in the fight against IUU fishing have been promoted since 2017 when the European Commission imposed a ‘yellow card’ on Vietnam’s fishing industry, the outcome has not been as expected. Among the measures proposed to improve the effectiveness of combating IUU fishing in Vietnam, the focus has been on strengthening the national legal framework. These measures include (i) drafting a law on fishing at sea; (ii) developing a code of responsible fisheries; (iii) amending the penal code to criminalise acts of IUU fishing; and (iv) increasing sanctions for IUU fishing violations. In addition, strengthening law enforcement is discussed as a necessary tool to effectively address IUU fishing in Vietnam. Keywords: Vietnam; illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing; fisheries law; United Nations Convention on the Law of the Sea; European Union; trade measures; European Commission (EC) yellow card Link bài báo: https://brill.com/view/journals/estu/aop/article-10.1163-15718085-bja10117/article-10.1163-15718085-bja10117.xml
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NCKH CỦA GIẢNG VIÊN
[GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NCKH CỦA TS. HỒ NHÂN ÁI] The future possibilities and perspectives of clinical legal education in Vietnam Tác giả: TS. Hồ Nhân Ái International Journal of the Legal Profession ABSTRACT This paper discusses various possibilities and perspectives for the future of Vietnamese CLE. Informed by the Vietnam Empirical Research and based on the current status of CLE in Vietnam, the paper has made suggestions for various directions for Vietnamese law schools to follow in addressing the challenges that face the adoption and incorporation of CLE in law curricula. These include choosing appropriate CLE models; designing CLE programs as accredited subjects in law curricula; and improving clinical supervision. In the current Vietnamese legal education system with various challenges, the Vietnam Empirical Research generally affirmed CLE as an appropriate educational strategy for the future. As the global advancement of CLE progresses, this opinion is widely and increasingly held among different legal education stakeholders in Vietnam. However, the success and long history of CLE elsewhere will not necessarily guarantee a similar result in Vietnam, given the differences in social, political, and legal systems. The future of Vietnamese CLE therefore will depend on how law schools, central government, relevant national agencies, and other legal education stakeholders in Vietnam regard and adopt clinical approaches in teaching law. Keywords: clinical legal education, Vietnam, legal education, law clinics
THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC EPCCPL
Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM sẽ phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Environmental Protection and Climate Change Policies and Law 2023: International and National Legislation Reaching Net-Zero Emissions – the Perspective of Developing Countries (EPCCPL 2023) dự kiến vào tháng 12/2023. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu mang đến một diễn đàn đối thoại cởi mở cho các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, luật sư và các cá nhân, tổ chức khác có quan tâm cùng trao đổi các nghiên cứu, ý tưởng, kiến nghị chính sách và pháp luật hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác còn thiếu kinh nghiệm ban hành và thực thi các quy định có liên quan cũng như nguồn tài chính cần thiết để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
SEMINAR ĐÀO TẠO LUẬT Ở HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Luật, Đại học Huế và Đại học Akron, Hoa Kỳ. Seminar Đào tạo Luật ở Hoa Kỳ và Việt Nam đã diễn ra giữa các Giáo sư, sinh viên Đại học Akron, Hoa Kỳ và các giảng viên, sinh viên HUL. Buổi seminar đã được lắng nghe và bàn luận, trao đổi các nội dung liên quan đến hoạt động đào tạo Luật ở Hoa Kỳ và Việt Nam, những điểm khác biệt và tương đồng, những giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo. Chuỗi seminar còn tiếp tục với các chủ đề Luật và Kinh tế, Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ diễn ra từ ngày 29/5-03/6/2023 Seminar với chủ đề Đào tạo Luật ở Hoa Kỳ và Việt Nam với các diễn giả: GS. Emily M. Janoski-Haehlen. Trưởng khoa Luật, Đại học Akron (Hoa Kỳ). GS. Gary W. Spring. Khoa Luật, Đại học Akron (Hoa Kỳ) TS. Hồ Nhân Ái, Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế Các Giáo sư, chuyên gia, giảng viên và sinh viên hai trường đã trao đổi sôi nổi về chủ đề thú vị này.
GIỚI THIỆU THÔNG TIN SÁCH MỚI XUẤT BẢN CỦA CHỦ BIÊN NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
HÔN NHÂN GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI TÍNH: PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG LẬP PHÁP TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Trinh, Hồ Minh Thành, Hoàng Thảo Anh (Đồng chủ biên) (Năm 2022) Hôn nhân giữ những người cùng giới tính (HNGNNCGT) đã trở thành một trong những vấn đề chính sách xã hội gây tranh cãi nhất trong thời đại chúng ta. Trong khi các cuộc tranh luận về quyền cho cộng đồng người đồng tính (LGBT) đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, chỉ mới gần đây, HNGNNCGT đã vươn lên dẫn đầu chương trình nghị sự xã hội ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Một trong những nước có sự thay đổi chính sách đáng chú ý này là tại về hôn nhân đồng tính (HNĐT) là tại Hoa Kỳ, từ một vụ việc về đòi quyền kết hôn năm 1970 đến ngày mà Tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng quyền kết hôn của các cặp đồng tính sẽ được bảo vệ trên toàn bộ 50 bang của nước này năm 2015. Tại Việt Nam, trong một cuộc hội thảo về thực trạng bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đã được Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, ông ĐInh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, cho biết, Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này đồng nghĩa với pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế những vấn đề của nhóm người LGBT vẫn đang là một khoảng trống trong chính sách, pháp luật Việt Nam. Một vài chính sách có liên quan lại tỏ ra có nhiều bất cập. Tính theo "tỷ lệ an toàn" đã được nhiều nhà khoa học thừa nhận với mức 3%, Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu đồng người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59; đa phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực. Họ cũng phải chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe.
HỘI THẢO KHOA HỌC "VIỆT NAM VỚI SỰ THAM GIA VÀ THỰC THI CÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ"
Vào chiều ngày 17/11/2022, Khoa Luật Quốc tế đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Việt Nam với sự tham gia và thực thi các thoả thuận quốc tế". Hội thảo được dẫn dắt và điều hành bởi Đoàn chủ trì gồm TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh - Trưởng khoa Luật Quốc tế; TS. Hồ Nhân Ái - TBM Công pháp quốc tế; ThS. Lê Khắc Đại - Trợ lý NCKH. Hội thảo còn có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Duy Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế và toàn thể giảng viên Khoa Luật Quốc tế. Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh nhấn mạnh việc tham gia và thực thi các thỏa thuận quốc tế trở thành một trong những cầu nối quan trọng, gắn kết mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các đối tác trên thế giới. Bên cạnh đó, các thỏa thuận quốc tế được xem như là công cụ hữu hiệu để các quốc gia cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên quan tâm trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm xoay quanh vấn đề tham gia và thực thi các thỏa thuận quốc tế tại Việt Nam, Khoa Luật Quốc tế tổ chức Hội thảo khoa học cấp Khoa trong khuôn khổ nhiệm vụ Khoa học – công nghệ năm 2021 – 2022. Tại Hội thảo, các giảng viên tham dự được lắng nghe các báo cáo viên trình bày các nội dung liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận quốc tế tại Việt Nam như các cam kết về phòng chống tham nhũng trong các Hiệp định thương mại tự do, cam kết về bảo vệ quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc ... Hội thảo diễn ra hết sức thành công và tạo ra được một diễn đàn khoa học để các học giả, các nhà khoa học trao đổi, bàn luận các nội dung liên quan.
THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA
Thư mời viết bài Hội thảo khoa học “Việt Nam với việc tham gia và thực thi các thoả thuận quốc tế trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay” Trân trọng kính mời quý thầy cô, các chuyên gia, các nhà khoa học và các bạn sinh viên tham gia viết tham luận tại Hội thảo khoa học cấp khoa năm học 2022-2023 do Khoa Luật Quốc tế tổ chức. Chủ đề: Việt Nam với việc tham gia và thực thi các thỏa thuận quốc tế trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay Thời gian: dự kiến tháng 10/2022 Địa điểm: Hội trường B, Trường Đại học Luật - Đại học Huế Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo khoa học xin vui lòng liên hệ: ThS. Lê Khắc Đại Email: dailk@hul.edu.vn SĐT: 0904995236
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NCKH CỦA GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT QUỐC TẾ TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh
GIỚI THIỆU BÀI BÁO QUỐC TẾ CỦA PGS.TS ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG VÀ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
THÔNG TIN SÁCH CHUYÊN KHẢO CỦA TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
SÁCH CHUYÊN KHẢO "LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU"