GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÓM TÁC GIẢ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NHÓM TÁC GIẢ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA LUẬT QUỐC TẾ NĂM 2021 VỚI CHỦ ĐỀ "PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE VÀ VIỆT NAM "
Thực hiện nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2021, ngày 06 tháng 05 năm 2021, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học cấp Khoa với chủ đề “Pháp luật quốc tế về sức khỏe và Việt Nam” . Tham dự Hội thảo có sự góp mặt của TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh - Trưởng Khoa Luật Quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Hà - Nguyên Trưởng Khoa Luật Quốc tế, ThS. Lê Khắc Đại - Trợ lý KHCN Khoa Luật Quốc tế, ThS. Trần Thị Diệu Hương, ThS. Nguyễn Hữu Khánh Linh, ThS. Trần Ngọc Thúy, ThS. Nguyễn Thị Hạnh, CN. Bùi Thị Quỳnh Trang - Giảng viên Khoa Luật Quốc tế. Ngoài ra, Hội thảo cũng vinh dự được đón tiếp ThS. Trịnh Tuấn Anh - Giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, ThS. NCS. Nguyễn Viết Tú - Trường Đại học Vân Nam, Trung Quốc và các tác giả cũng như các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Mở đầu Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh phát biểu đề dẫn: "Trong bối cảnh đại dịch COVID–19 kéo dài, các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó vấn đề bảo vệ sức khỏe của người dân trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các Chính phủ. Từ khía cạnh pháp lý, quyền được chăm sóc sức khỏe và những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe của con người là một trong những nội dung đang thu hút sự chú ý của các học giả. Vì vậy, nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên quan tâm trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, Khoa Luật Quốc tế tổ chức Hội thảo khoa học cấp Khoa “Pháp luật quốc tế về sức khỏe và Việt Nam”. Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, các khách mời đã được lắng nghe những phân trình bày của các báo viên: 1. Báo cáo tham luận của ThS. Nguyễn Hữu Khánh Linh với chủ đề “GÓC NHÌN TỪ QUYỀN CON NGƯỜI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19”. 2. Báo cáo tham luận của ThS. Nguyễn Thị Hạnh với chủ đề “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VỀ SỨC KHỎE TRONG BỐI CẢNH COVID 19 HIỆN NAY”. 3. Báo cáo tham luận của ThS. Trần Thị Diệu Hương với chủ đề “THỰC TIỄN THỰC THI TẠI VIỆT NAM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY ĐỊNH TẠI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 1966 (ICESCR). 4. Báo cáo tham luận của ThS. Lê Khắc Đại với chủ đề “QUYỀN SỐNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM”. 5. Báo cáo tham luận của TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh với chủ đề “HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM CHO NGƯỜI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG MỐI TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI LUẬT HÌNH SỰ TRUNG QUỐC”. Trên cơ sở những báo cáo tham luận được trình bày, Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận từ các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên tham dự. ThS. Nguyễn Thị Hà đặt vấn đề liên quan đến việc quyền sở hữu trí tuệ vaccine Covid 19: "Hiện nay, vaccine phòng Covid 19 đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp, phương thức sản xuất vaccine phòng Covid 19 có nguồn gốc từ những nghiên cứu của người dân hoặc một cộng đồng dân cư nhất định thì có phương pháp nào để bảo vệ sáng chế của họ không? Hoặc có bất kỳ quy định nào nhằm bải quyền sở hữu trí tuệ đối với phương pháp sản xuất vaccine sơ khai do cộng đồng dân sự sáng tạo ra không? ". ThS. Nguyễn Hữu Khánh Linh đặt vấn đề:"Cơ chế từ bỏ sáng chế hay Patent Waiver được hiểu như thế nào? Cơ chế này được xem như là một trong những giải pháp nhằm xóa bỏ khoảng cách trong việc tiếp cận nguồn vaccine và hỗ trợ các quốc gia trong việc sản xuất vaccine phụ vụ nhu cầu phòng chống bệnh dịch hiện nay. Cơ chế này hiện nay được quy định cụ thể ở văn bản pháp luật quốc tế nào và hiệu lực của nó như thế nào? Việt Nam đã trở thành thành viên của các Công ước nào có quy định về cơ chế này hay chưa?"... Ngoài ra, Hội thảo cũng ghi nhận thêm nhiều ý kiến trao đổi xoay quanh chủ đề pháp luật quốc tế về sức khỏe và thực tiễn thực thi tại Việt Nam hiện nay. Đại dịch Covid 19 đã, đang và sẽ làm mối nguy hiểm đối với Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Nó tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Dưới góc độ pháp luật, các quốc gia đang nỗ lực thực thi các chính sách, các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch. Trong khuôn khổ Hội thảo này, các tác giả đã khai thác, nghiên cứu nhiều khía cạnh của pháp luật về sức khỏe dưới góc độ quyền con người ở cấp độ quốc tế và quốc gia. Hội thảo cũng tạo ra một diễn đàn để các diễn giả thảo luận một cách cởi mởi về các quan điểm liên quan đến các khía cạnh pháp lý của quyền con người liên quan đến sức khỏe, cơ chế quản lý vaccine toàn cầu.... Phát biểu bế mạc, TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý vị khách mời, các tác giả, nhóm tác giả gửi bài tham dụ Hội thảo và toàn bộ giảng viên Khoa Luật Quốc tế đã có những đống góp to lớn đối với thành công của hội thảo hôm nay.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA LUẬT QUỐC TẾ NĂM 2021
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA LUẬT QUỐC TẾ NĂM 2021 VỚI CHỦ ĐỀ "PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE VÀ VIỆT NAM"
GIỚI THIỆU CHƯƠNG SÁCH CỦA PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG VÀ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG SÁCH CỦA PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG VÀ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH